CÁCH HẠCH TOÁN VÀ XỬ LÝ SAU KHI THANH TRA THUẾ RA QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VỚI DOANH NGHIỆP

CÁCH HẠCH TOÁN VÀ XỬ LÝ SAU KHI THANH TRA THUẾ RA QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VỚI DOANH NGHIỆP

 Sau quá trình thanh tra, kiểm tra thuế tại đơn vị (hay mọi người vẫn thường gọi là quyết toán thuế ) doanh nghiệp thường nhận được biên bản và quyết định xử lý. Các bạn kế toán cần làm gì khi doanh nghiệp của các bạn nhận được các hồ sơ này?

 Đầu tiên, các bạn hiểu đơn giản biên bản là văn bản liệt kê, trình bày toàn bộ các vấn đề một cách chi tiết, cụ thể theo từng kỳ tính thuế, từng sắc thuế (như chênh lệch ở chỉ tiêu nào, lý do loại trừ là gì, ….) . Còn quyết định là văn bản sau cùng tổng hợp lại các vấn đề và hình thức xử lý vi phạm .Một số bạn kế toán thường chỉ quan tâm đến quyết định xử lý để quyết định hạch toán nhưng như thế là chưa đủ vì còn tùy thuộc vào lý do cụ thể mà chúng ta cần xử lý khác nhau. Do đó, để có quyết định xử lý phù hợp các bạn cần đọc kỹ biên bản, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra thuế.

Các trường hợp thường gặp và cách xử lý kế toán :

1. Doanh nghiệp bị truy thu thuế của các năm trước :

N4211  Tổng số thuế bị truy thu kỳ trước

Có 3331 ( Số thuế GTGT bị truy thu )

Có 3334 (Số thuế TNDN bị truy thu) truy thu)

Có 3335 ( Số thuế TNCN bị truy thu)

2. Doanh nghiệp bị xử phạt hành chính về thuế (phạt khai sai, phạt trốn thuế, phạt chậm nộp hồ sơ khai thuế, ..). Doanh nghiệp lưu ý nếu không nộp kịp thời các khoản phạt này, nếu không sẽ phải nộp thêm 0,05% mỗi ngày trên tổng số tiền phạt chưa nộp (Điều 5, thông tư 153/2013/TT-BTC). Các khoản chi phí này doanh nghiệp ghi nhận tại ngày nhận được quyết định xử lý :

Nợ 811

Có 3339

3. Doanh nghiệp phát sinh tiền chậm nộp tiền thuế :

Nợ 811

Có 3339

4. Doanh nghiệp bị giảm lỗ được chuyển theo quyết định xử lý :

Đối với số lỗ bị giảm của các năm còn được chuyển đến kỳ tính thuế hiện tại thì khi lập quyết toán thuế TNDN các bạn lưu ý điền số lỗ được chuyển của các năm có liên quan theo số lỗ được chuyển theo quyết định .

5. Doanh nghiệp bị giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển sang kỳ sau (do sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, do chi phí không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh …). Đây là khoản thuế mà kỳ trước kế toán đã ghi nhận được khấu trừ mà lẽ ra toàn bộ hóa đơn này doanh nghiệp ghi nhận vào chi phí không được trừ của kỳ trước.

+ Xử lý trên sổ kế toán :

Nợ 4211

Có 1331

+ Xử lý trên tờ khai thuế GTGT : Trên tờ khai thuế GTGT tháng/quý tại kỳ nhận được quyết định xử lý vi phạm sau thanh tra, kiểm tra thuế kế toán kê khai số thuế GTGT khấu trừ chuyển kỳ sau bị giảm trên chỉ tiêu 37 ( Căn cứ công văn 4943/TCT-KK ngày 23/11/2015).

Ví d : Tháng 08/2020 Công ty N nhận được Quyết định về việc xử lý vi phạm về thuế qua kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế năm 2019, trong đó Điều chỉnh giảm số thuế GTGT được khấu trừ của năm 2019 là 100 triệu đồng thì Công ty N khai số thuế Điều chỉnh giảm vào chỉ tiêu “Điều chỉnh giảm thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước” trên tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế tháng 08/2020 (nếu còn trong thời hạn khai thuế) hoặc tờ khai tháng 09/2020.

6. Một số khoản chi phí ghi nhận kỳ tính thuế trước nhưng đến kỳ hiện tại mới đủ điều kiện tính chi phí được trừ: 

Ví dụ:  Tiền thưởng trích trước nhưng đến thời hạn quyết toán chưa chi (công ty không trích lập quỹ dự phòng tiền lương).

Kế toán không thực hiện điều chỉnh hạch toán trên sổ sách kế toán . Trên tờ khai quyết toán thuế TNDN năm nay (đủ điều kiện tính chi phí được trừ theo pháp luật thuế ) kế toán ghi nhận vào chỉ tiêu B11 “Các khoản điều chỉnh làm giảm lợi nhuận trước thuế khác”.

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *